“Sống lạc quan lên” và “Nhìn vào mặt tích cực của vấn đề” là những lời khuyên phổ biến mà ta thường nhận được mỗi khi đối diện với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Tuy nhiên, ít ai nhận ra rằng việc cố gắng duy trì một thái độ lạc quan trước tất cả mọi sự không phải luôn mang nên những điều tốt đẹp.
Trên thực tế, một sự tích cực độc hại có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tâm lý không khác gì những cảm xúc tiêu cực.
Sự tích cực độc hại là gì?
Một tâm thế lạc quan, yêu đời là điều mà ai cũng muốn hướng đến trong cuộc sống. Tuy nhiên, những điều tốt đẹp không phải là điều duy nhất tồn tại trong cuộc sống.
:quality(80)/https://blob.deetask.com/images/414FC5B1-2230-4EAB-8800-16AC078B22E0.png)
Sự tích cực độc hại nảy sinh từ niềm tin rằng một cá nhân phải luôn duy trì năng lượng và cảm xúc tích cực trong mọi hoàn cảnh, bất kể việc người đó đang phải trải qua những khó khăn như thế nào. Đồng thời, những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực bị cho là có hại và cần phải loại bỏ.
Sự tích cực độc hại có thể được lan truyền đến bạn từ những người xung quanh, hoặc bắt nguồn từ chính bên trong bạn với một niềm tin sai lệch.
Biểu hiện của sự tích cực độc hại
Việc phân biệt giữa sự tích cực lành mạnh và sự tích cực độc hại có thể gây khó khăn với nhiều người. Tuy nhiên, nếu bạn tìm thấy mình có những biểu hiện dưới đây, có thể bạn đang mang trong mình sự tích cực độc hại:
:quality(80)/https://blob.deetask.com/images/BB9F42B6-B50D-4EE6-A53A-F1173D2645A4.png)
- Có xu hướng né tránh, chối bỏ những cảm xúc tiêu cực, thay vì thừa nhận sự tồn tại của chúng và tìm cách giải quyết vấn đề.
- Luôn ép bản thân phải vui lên bằng tư duy “mọi việc đã có thể tệ hơn”.
- Không dám thể hiện cảm xúc thật và chỉ chia sẻ những mặt tích cực của mình với người khác.
- Coi nhẹ và cảm thấy khó chịu trước những cảm xúc, trải nghiệm tiêu cực của người khác.
- Thường xuyên khuyên người khác phải sống tích cực dù không thật sự hiểu họ đang trải qua điều gì.
Vì sao đây lại là một niềm tin độc hại?
Sự tích cực độc hại không những không giúp ta đạt được trạng thái lạc quan đích thực mà còn có thể gây nên nhiều tác hại cho sức khỏe tinh thần.
:quality(80)/https://blob.deetask.com/images/5E7EC9E3-2D3C-4C07-B0A2-FE043DD34B15.png)
Sự thật là, ta không thể loại bỏ hoàn toàn những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực, bởi đó là một phần trải nghiệm không thể tránh khỏi trong cuộc đời của bất cứ ai. Nhiều nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng việc không dám đối mặt với cảm xúc thật của bản thân là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng căng thẳng, lo âu, thậm chí là trầm cảm ở nhiều người. Bằng việc cố gắng loại bỏ các năng lượng tiêu cực, ta lại càng thu hút chúng nhiều hơn về phía mình.
:quality(80)/https://blob.deetask.com/images/1F8C64A9-562F-48A7-A25B-35107B7EC777.png)
Thêm vào đó, những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực cũng có giá trị riêng của chúng. Nỗi sợ hãi và sự lo âu giữ cho ta tỉnh táo và cảnh giác trước những nguy hiểm. Cảm giác chán nản và thất vọng có thể trở thành động lực để ta thay đổi bản thân và có được cuộc sống tốt hơn. Sự tồn tại của nỗi buồn giúp ta biết trân trọng những phút giây hạnh phúc. Thế nên, việc né tránh những cảm xúc tiêu cực cũng đồng nghĩa với việc ta đang bỏ đi những trải nghiệm cần thiết có thể giúp ta trưởng thành hơn.
Làm thế nào để loại bỏ sự tích cực độc hại?
Bạn có thể là nạn nhân của sự tích cực độc hại, nhưng đồng thời, bạn cũng có thể đang lan truyền nó đến những người xung quanh mà không hề hay biết. Nếu bạn muốn thoát khỏi lối tư duy này nhằm xây dựng một đời sống tinh thần lành mạnh hơn, hãy thử áp dụng các biện pháp sau đây:
:quality(80)/https://blob.deetask.com/images/0AC389A2-4908-4AE5-BABC-35B7B5D0C17E.png)
- Khi đối diện với những cảm xúc tiêu cực, hãy chấp nhận sự tồn tại của chúng và cố gắng tìm ra cốt lõi vấn đề thay vì lảng tránh.
- Học cách chia sẻ những cảm xúc thật của mình với những người mà bạn tin tưởng, kể cả khi điều đó khiến bạn cảm thấy yếu đuối.
- Hạn chế theo dõi các thông điệp tích cực một cách sáo rỗng trên mạng xã hội.
- Đôi khi một người chia sẻ cảm xúc của họ với bạn chỉ vì họ muốn tìm kiếm sự đồng cảm, vì thế bạn có thể chỉ cần làm người lắng nghe thay vì luôn cố gắng cho họ một lời khuyên.
- Không đưa ra những đánh giá, nhận xét về cảm xúc của người khác.
- Tạo lập thói quen journaling (viết nhật ký mỗi ngày) để nâng cao nhận thức về bản thân.
- Ngừng so sánh cuộc sống của mình với người khác.
- Chấp nhận rằng sẽ có những ngày bạn cảm thấy thật tệ, và điều đó cũng không sao cả.
Tổng