Đợt dịch Covid - 19 vừa qua đã gây ra cho chúng ta quá nhiều mất mát và đau thương, không chỉ chống chọi với bệnh dịch và người dân còn phải gồng mình để vựợt qua cái đói nghèo khi không có thu nhập trong hơn 4 tháng. Nhiều người đã phải bỏ về quê hương để tìm con đường sinh tồn khác, Sài Gòn bây giờ có lẽ không còn đủ sức để gồng gánh nữa rồi.
Hành trình hồi hương mặc dù đã gây ra nhiều tranh cãi giữa các cấp chính quyền và địa phương, song vẫn không thể làm ngơ trước tình hình cấp bách. Từ Sài Gòn, người dân đổ về khắp nơi, bằng mọi phương tiện mà họ có, có xe máy, xe đạp hay thậm chí phải đi bộ hàng trăm kilomet họ cũng bằng lòng, vì đó là hy vọng cuối cùng họ có. Hãy cùng điểm qua một vài trường hợp cảm động trong chuyến hành trình này nhé!
1. Vợ chồng mình cùng về quê nhé!
Chở hủ tro cốt của vợ về quê, đường xa 1 mình trên chiếc xe gắn máy nên anh phải đặt vào thùng xốp. Qua cầu Cần Thơ, anh được đội tình nguyện hỗ trợ cơm, nước uống và thêm 1 hộp cơm chay để anh cúng vợ. Biết được hoàn cảnh khó khăn của anh, mọi người cũng đã quyên góp tặng anh ít tiền để anh về đến quê nhà Hậu Giang.
Nhìn ảnh anh ôm di ảnh của vợ khóc mà nhiều người đã không kìm được cơn xúc động. Dịch bệnh đã làm chia lìa bao tình thương yêu. Mất mát, đau đớn quá. Mong anh sớm vượt qua nỗi đau này. Mong anh về quê an toàn
- Anh ơi! Anh có cơm chay không vậy anh!?
- Ủa,anh đang ăn mặn mà cần cơm chay nữa sao ?
- Dạ em cúng cơm cho vợ em trong thùng nè anh ...
Nói rồi anh khóc ròng như chưa bao giờ được khóc, khi chạm nỗi đau lớn nhất của cuộc đời con người là mất đi người mình yêu thương...
Chia sẻ từ bạn Phạm Đỗ Minh Trung 💜
:quality(80)/https://blob.deetask.com/images/A8F560DA-4075-4696-84F3-65870638C874.png)
:quality(80)/https://blob.deetask.com/images/C599E543-586E-4F99-8420-97D792AC8059.png)
2. Chồng đỡ đẻ cho vợ, chạy xe máy chở vợ con vượt hơn 1.500 km về quê
“Bây giờ nghĩ lại cảnh đỡ đẻ cho vợ và chạy xe máy về nhà, em vẫn còn rùng mình”, anh Bách nói.
Chỉ còn 100.000 đồng trong túi, hai vợ chồng quê Nghệ An quyết định sinh con ở phòng trọ tại TP.HCM, người chồng đã đỡ đẻ rồi chở vợ con bằng xe máy vượt hơn 1.500 km về quê. Ngày 8.10, vợ chồng anh Lương Văn Bách (28 tuổi) và Kha Thị Ngọc Ánh
Dịch Covid-19 ập đến, hơn một năm nay, thu nhập của anh Bách bữa có bữa không. Từ tháng 6 vừa qua, hai vợ chồng phải nghỉ việc, “sống mòn” trong phòng trọ chật chội ở Q.Bình Tân, TP.HCM.
3 giờ sáng 13.9, chị Ánh đau bụng. Đã sinh nở một lần nên người phụ nữ này biết mình đã chuyển dạ. Hai vợ chồng chỉ còn lại 100.000 đồng nên anh Bách không thể đưa vợ đến bệnh viện để sinh con. Anh Bách ngồi bên vợ, động viên để vợ tự vượt cạn. Khu nhà trọ có gần 30 phòng trọ nhưng rất nhiều phòng đang có F0 nên anh Bách không dám gõ cửa nhờ ai. “Lúc đó, em cũng rất lo nhưng không còn cách nào khác, phải động viên vợ cố gắng”, anh Bách kể.
Anh Bách gọi điện về cho mẹ ở quê, hỏi cách đỡ đẻ. Bà mẹ lo lắng, chỉ cho anh cách đỡ đẻ, cắt dây rốn, tắm cho bé…Hơn 6 giờ sáng cùng ngày, chị Ánh vỡ ối, sinh con. Anh Bách đỡ đẻ cho vợ theo cách của người mẹ ở quê bày cho. May mắn, đứa con trai đã chào đời khỏe mạnh trong căn phòng trọ. “Khi vợ đẻ xong, mọi việc ổn rồi, em mới thở phào vì lo lắm, cứ sợ có chuyện gì thì không biết xử lý ra sao”, anh Bách nói.
:quality(80)/https://blob.deetask.com/images/CC4822E2-DC87-41AC-9817-6B97F2AEA55D.png)
3 giờ chiều 4.10, vợ chồng anh Bách cùng đứa con mới sinh 21 ngày tuổi được bọc trong chiếc khăn và lỉnh kỉnh đồ đạc rời thành phố về quê. Hành trình về quê hơn 1.500 km, họ đi bằng chiếc xe máy cũ.
Đến Gia Lai thì trời bắt đầu mưa to. Đứa bé bị ướt lạnh, khóc. Anh Bách phải chạy rất chậm. Hai vợ chồng phải nhiều lần dừng xe vì thương con.
Khi chạy đến Kon Tum, đang đi trên QL14B, anh Bách quá mệt và mất ngủ nên vừa chạy xe vừa ngủ gật. Xe máy bị ngã. “Rất may, em kịp che chắn được nên vợ không bị ngã, em bị xây xát nhẹ và suýt nữa thì gãy chân”, anh Bách kể.
Về đến thị trấn Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), anh Bách kiệt sức, không chạy được nữa. May mắn, vợ chồng anh gặp được nhóm người thiện nguyện tại đây hỗ trợ bằng xe ô tô, anh Bách gửi xe máy lại rồi cùng vợ con lên xe ô tô về Nghệ An, khi quãng đường về nhà còn hơn 500 km
:quality(80)/https://blob.deetask.com/images/CE2930AD-641E-41BD-9055-0DF1F337333F.png)
3. GIA ĐÌNH 5 NGƯỜI ĐẨY NHAU TRÊN CHIẾC XE VE CHAI RỜI SÀI GÒN
Hoà vào dòng người từ TP.HCM về quê, vợ chồng anh Nguyễn Tùng Em và chị Trương Thị Kiều Oanh (Đồng Tháp) quyết định đi bộ từ về quê Đồng Tháp. Tất cả đồ đạc của cả gia đình đều gói gọn trên chiếc xe 3 bánh.
Vợ chồng anh lên thành phố làm thuê từ tháng 9/2019 nhưng vì dịch bệnh kéo dài nên cả gia đình rơi vào cảnh thất nghiệp, túng thiếu suốt hơn 2 tháng nay. Đồng thời, cả gia đình cùng mắc Covid-19 vừa mới khỏi bệnh nên kinh tế càng kiệt quệ.
Lúc anh chị đi cách ly, mấy tên trộm vào nhà trọ ăn cắp mất chiếc xe Honda. Giờ hết tiền rồi, nên hai vợ chồng bàn nhau đi bộ về quê, ở xóm người ta thương nên mua cho cho cái xe ve chai để đẩy mấy đứa nhỏ về...
Tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài, khiến gia đình lâm vào cảnh khốn cùng, không thể bám trụ lại miền đất hứa. Hành trình về quê với quãng đường dài, cả gia đình có thể phải di chuyển trong 3-4 ngày và gặp rất nhiều khó khăn nhưng họ vẫn chấp nhận. Bởi cả gia đình đều khát khao được trở về nhà, được ổn định cuộc sống và tìm công việc mới.
:quality(80)/https://blob.deetask.com/images/AE2EFAFD-999B-4CA6-B96C-89FC5957E415.png)
:quality(80)/https://blob.deetask.com/images/2619D823-7715-4104-9668-748D6A461579.png)
:quality(80)/https://blob.deetask.com/images/7F2FAB2A-5E3C-4E95-84DD-6541F5DF2829.png)
4. “Chiếc xe này chú cho con đi về, khi về đến con không được bán đi, hãy giữ làm kỉ niệm…”
Ngày 3/10 anh em đồng hương chuẩn bị lên xe máy để về, còn hai anh em chuẩn bị hai chiếc xe đạp để đi, lúc đó nghĩ chỉ cần cố gắng 1 tháng đạp xe có thể về nhà, 2 anh em bắt đầu khởi hành và đi. Đi xe đạp mệt lắm mọi người ạ, đạp không nổi và nản chí lắm nhưng không còn cách nào khác, đi được 8 tiếng, anh mình kêu "em ơi, mệt quá đi ko nổi rồi, để anh gọi điện về nhà vay ít tiền, rồi anh em mình kiếm 1 chiếc xe máy mới về nổi thôi."
Hai anh em đạp xe qua cây xăng số 9 Gia Ray -Xuân Lộc - Đồng Nai, nhìn sang bên phải thấy 1 tiệm mua bán xe máy vẫn còn sáng, hai anh em liền rẽ vào. Hỏi các chú có xe máy cũ bán ko? Có thì bán cho chúng cháu 1 chiếc.
Các chú mới hỏi hai anh em giờ này đi đâu về mà đạp xe, rồi mình kể lại đầu đuôi câu chuyện. Chú cửa hàng bảo không còn xe cũ rẻ, rồi quay sang nói với 1 chú bên cạnh, chú ấy bỏ đi và lúc sau quay lại với 1 chiếc xe, vào cây xăng đối diện bơm đầy bình, quay lại chỗ mình rồi bảo 1 chú ra sửa lại đèn và thay nhớt. Các chú tận tình và tỉ mỉ lắm các bạn ạ.
Một lúc sau các chú cũng đã sửa xong, rồi đem ra xịt nước cho sạch và nói "chiếc xe này chú cho con đi về, khi về đến con không được bán đi, hãy giữ làm kỉ niệm, còn 2 chiếc xe đạp để ở đây, khi nào con về đây làm con lại qua lấy, không thì khi nào về đến, con gửi địa chỉ cho các chú, các chú gửi xe đạp cho con".
Rồi các chú cho 2 chiếc mũ bảo hiểm và giấy đăng ký xe, và anh em mình lại bắt đầu chuyến đường về nhà, các chú và các cô còn cho thêm 200 ngàn, 1 chai nước và ít bánh nữa. Nói thật chưa bao giờ có cảm xúc như vậy, người lạ chưa từng biết nhau nhưng các chú lại cho 1 chiếc xe máy để về.
Lớn mới nhận ra tình người đẹp lắm và giúp cho mình học được nhiều điều thú vị hơn, cảm ơn cô chú nhiều lắm, cháu sẽ giữ lại chiếc xe để làm kỷ niệm, yêu các cô chú, yêu Đồng Nai, yêu Miền Nam và yêu Việt Nam.
Và sáng 8/10 anh em mình đã về đến quê hương Hà Giang, hiện tại đang cách ly. Câu chuyện hoàn toàn có thật, mình muốn tôn vinh những hình động cực đẹp của cô chú, ngoài ra mình còn nhận được nhiều sự trợ giúp từ các cô chú khác trên quãng đường về quê. Một lần nữa cảm ơn các cô các chú Miền Nam.
Theo Giàng Mí Mua chia sẻ trên Việt Nam Ơi!
:quality(80)/https://blob.deetask.com/images/D4A45871-2601-4FDC-B6D2-7F0E4FF424E1.png)
:quality(80)/https://blob.deetask.com/images/A71038AA-1829-446F-9A33-28099B9722A4.png)
5. Câu chuyện 15 chú chó và câu hỏi về tính người.
Anh Phạm Minh Hùng, 49 tuổi, quê ở Bình Dương nhưng đến Long An làm thợ hồ. Dịch bùng phát khiến anh Hùng và vợ nghỉ việc, cuộc sống gặp nhiều khó khăn.
Hôm 8/10, vợ chồng anh Hùng chạy xe máy cũ kỹ chở lỉnh kỉnh đồ đạc cùng đàn chó theo gia đình người quen là anh Nguyễn Duy Khanh về xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) tránh dịch.
Hình ảnh vợ chồng anh Hùng chở những chú chó trật tự ngồi trên xe vượt hành trình dài khoảng 300km khiến nhiều người thích thú, thậm chí là xúc động.
:quality(80)/https://blob.deetask.com/images/3C93766E-5331-4473-ACD6-006C5B1C2956.png)
Khoảng 22h30 cùng ngày, nhóm của anh Hùng, Khanh về đến Cà Mau và được Trung tâm Chỉ huy xã Khánh Hưng đưa vào cách ly tập trung tại Trường THPT Khánh Hưng. Đàn chó 15 con và 1 con mèo của anh Hùng và Khanh cũng được đưa vào.
Do không có người trông coi nên lúc nhóm anh Hùng, Khanh đang được lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm, đàn chó, mèo chạy rông trong khu cách ly. Thấy đàn chó lạ, người trong khu cách ly phản ứng, họ sợ chúng làm mất vệ sinh môi trường, gây nguy hiểm…
Trước sự phản ứng này, Ban điều hành khu cách ly yêu cầu nhóm của anh Khanh buộc đàn chó, mèo lại ở một điểm để quản lý, không làm ảnh hưởng người xung quanh.
Về kết quả test nhanh, 4 người trong nhóm anh Hùng, Khanh dương tính nCoV. Trong lúc nhóm anh Khanh, Hùng chờ kết quả PCR, đàn chó, mèo bị tuột dây lại chạy trong khu cách ly. Ban điều hành tiếp tục yêu cầu họ quản lý để đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Đàn chó 15 con, gồm 4 lớn, 11 con còn lại vừa và nhỏ, được bỏ vào bao tải và rổ nhựa rồi để bên ngoài phòng cách ly.
Song, nhiều người trong khu cách ly và người xung quanh lại sợ đàn chó, mèo không được quản thúc kỹ sẽ chạy lung tung. Đồng thời họ cũng sợ chúng làm lây lan dịch bệnh nên phản ánh với UBND xã và Ban điều hành khu cách ly. Trong đó, yêu cầu thực hiện tiêu hủy đàn chó, mèo nói trên nếu không đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
:quality(80)/https://blob.deetask.com/images/8FD0D8A5-814D-4B6B-848E-247D8699ABBE.png)
Đàn chó, mèo của 2 gia đình bị lực lượng phòng chống dịch tiêu huỷ sau đó. Sự việc được đăng lên mạng xã hội thu hút chú ý nhiều người.
Ngày 9/10/2021, câu chuyện về 1 chú mèo và 15 chú chó về quê bị tiêu hủy lan truyền trên mạng xã hội. Nhiều người đã gửi email đến các tổ chức bảo vệ động vật để đòi lại công bằng.
Tổ chức Động vật Châu Á cũng cho biết Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) nhiều Hội Y tế trên thế giới đều đưa ra các tuyên bố khẳng định và nhấn mạnh
"Chưa có bằng chứng đáng kể và đầy đủ nào cho thấy thú cưng và các động vật nuôi phổ biến có thể lây nhiễm SARS-CoV-2 sang người và trở thành mối đe dọa đối với con người".
:quality(80)/https://blob.deetask.com/images/6DC046FF-7351-4F90-9405-801B60A43945.png)