Vấn đề dinh dưỡng, ăn gì để khỏe là đề tài muôn thuở, luôn được mang ra tranh luận từ lâu xa đến nay vẫn không có hồi kết. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các nhà khoa học và chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu và đưa ra kết luận: Trong cấu trúc sinh học của con người thích hợp cho việc tiêu hóa thực phẩm từ thực vật.
Cơ sở khoa học:
Tổ tiên của chúng ta là loài Vượn cổ sống cách ngày nay khoảng sáu triệu năm với cuộc sống hái lượm. Trong quá trình lao động, loài vượn cổ này đã tiến hóa thành Người tối cổ và sau đó là Người tinh khôn (chúng ta) với các bộ phận trên cơ thể phù hợp với đời sống (Theo Thuyết Tiến hóa của Darwin). Tổ tiên của chúng ta xuất phát từ việc ăn những trái cây do hái lượm là chính, dù sau này cuộc sống gắn liền với việc săn sắt động vật nhưng hơn hết họ luôn ý thức về tầm quan trọng của thức ăn thực vật trong mỗi bữa ăn, hơn nữa các thức ăn từ thực vật là thực phẩm đầu tiên có giá trị nuôi dưỡng con người.
:quality(80)/https://blob.deetask.com/images/0E772C74-58F9-4D87-9E8B-F560564F2D2A.jpg)
"TS Nguyễn Nhã - Viện trưởng Viện Nghiên cứu ẩm thực Việt Nam cho biết, theo lịch sử về sự ra đời của con người, do sự biến hóa dài lâu qua nhiều hình thức mà loài khỉ được xem là gần với con người nhất.
Cấu tạo của cơ thể khỉ thì không ăn thịt, chỉ ăn các loại trái cây. Con người sinh ra bắt đầu chỉ uống sữa mẹ, sau này phát triển các loại sữa từ sữa bò là chính. Thời kỳ con người sống trong hang động mặc khố, chủ yếu sống bằng trái cây. Mãi sau khi phát minh ra kim khí mới có vũ khí đi săn, khi phát triển nông nghiệp mới có gia súc nuôi và mới ăn thịt.
"Người Việt xưa thường nói “cơm rau là chính”, thường chỉ vào dịp giỗ, Tết mới ăn thịt. Ở Việt Nam, cách ăn uống trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình có đến phần lớn là thức ăn chay (thực vật). Điều này càng thể hiện rõ nhất ở các vùng nông thôn, những khi có giỗ, tết thì mới dùng nhiều thịt cá, còn lại hầu hết bữa cơm hằng ngày chỉ đạm bạc rau, củ là chủ yếu" - tiến sĩ Nguyễn Nhã chia sẻ.
Cấu trúc sinh học của con người là ăn thực vật:
Mỗi loài động vật đều có cấu trúc sinh học của cơ thể phù hợp với một loại thức ăn là động vật hay thực vật, khi chỉ có những loài chuyên ăn cỏ hoặc chuyên ăn thịt. Thế nhưng con người thì khác, lại ăn tất cả loại thức ăn từ động vật đến thực vật. Nhiều người cho rằng con người thích hợp ăn mặn, tuy nhiên không ít người lại cho rằng con người thích hợp với ăn chay.
Về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng - nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM cho biết, các nhà nghiên cứu đã phát hiện cấu trúc sinh học của cơ thể con người phù hợp cho ăn thực vật thay vì ăn thịt.
Theo bác sĩ Hưng, khi nghiên cứu cấu trúc cơ thể như răng, đường tiêu hóa, hệ thống thoát mồ hôi v.v…, các nhà nghiên cứu đã nêu ra nhiều bằng chứng nhằm chứng minh rằng con người là sinh vật ăn rau quả.
"Những loài ăn động vật thường có đường ruột ngắn, có nanh vuốt, móng vuốt. Chúng sử dụng móng vuốt sắc như dao để vồ, cấu xé con mồi. Những chiếc răng nanh dài để nghiền thức ăn. Ruột rất ngắn vì việc tiêu hóa thức ăn động vật mà cụ thể là thịt đòi hỏi chúng không ứ đọng lâu, không gây nên men thối sản sinh nhiều chất độc. Con người thì khác hoàn toàn: ruột rất dài, thức ăn đi qua lâu để hấp thu được hết các dưỡng chất cần thiết" - bác sĩ Hưng nói".
:quality(80)/https://blob.deetask.com/images/1F4B9CFA-DA34-4733-819B-09561343F2F6.jpg)
Đối với tâm linh:
Động vật cũng có tánh linh
Theo học thuyết Tiến hóa thì con người là động vật bậc cao nhất trong hệ sinh thái, thế nên chúng ta có thể suy ra các loài động đều có tánh linh. Tánh linh chính là linh tính và linh hồn, vì có tánh linh nên động vật cũng có những cảm xúc buồn vui, biết đau đớn không khác con người. Nếu ai đã từng chứng kiến cảnh tượng trong các lò mổ, những tiếng kêu la thảm thiết lẫn ánh mắt thảm hại cầu xin đến bất lực của những con vật thì chắc chắn sẽ không một ai dám động đến dù chỉ là một miếng thịt. Tất cả mọi thứ quanh ta, từ những sự vật hiện tượng đến từng ý niệm nhỏ đều là năng lượng, năng lượng luôn luôn biến đổi, nếu ta tiếp nhận được nguồn năng lượng lành thì tâm luôn thấy bình an, ngược lại thì tâm sẽ ở trạng thái bất an. Những miếng thịt chúng ta đưa vào miệng đều xuất phát từ những lò mổ thảm thiết chứa đựng những năng lượng tiêu cực từ sự đau khổ, lo sợ cũng như hận thù của loài động vật thì không thể nào là nguồn cung cấp chất bổ tốt cho thân khỏe tâm an.
Trong triết lí của một số tôn giáo lớn như đạo Phật, đạo Cao Đài cho rằng mọi loài đều bình đẳng, không có loài nào sinh ra để làm thức ăn cho loài nào. Theo lời Chúa dạy cũng không cho tín đồ mình ăn thức ăn có máu. Trong thiên nhiên hoang dã luôn tồn tại sự tranh đấu lẫn nhau, các loại động vật săn mồi thì lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu như một vòng tuần hoàn khép kín, khi loài này ăn thịt loài kia thì có loài khác cũng đang lăm le đến chúng. Theo nhận định của con người đấy là quy luật tất yếu nhưng thực sự đó là cảnh tượng đau khổ trong đời sống động vật, chỉ vì chúng không có nhận thức cao như con người. Đối với nhiều người tin vào Thuyết Luân hồi thì con người sẽ tái sinh vào kiếp sống khác theo "nghiệp" đã tạo ở kiếp trước. Nếu kiếp này chúng ta dưỡng thân bằng rất nhiều thịt động vật khác nhau thì kiếp sau ta có dám chắc số phận mình không như những loài hoang dã thường thấy trong "Thế giới động vật" hay không?
:quality(80)/https://blob.deetask.com/images/1C28D439-AAFB-4948-9CB1-AFEFEC671C2C.jpg)
:quality(80)/https://blob.deetask.com/images/A44FD6DC-0E27-4347-A7F7-B3FE000EFE14.jpg)
Thế thực vật không biết đau sao?
Xin trả lời là có. Thực vật cũng là sinh linh, cũng biết đau đấy nhưng nó chưa tiến hóa đến nổi có nhận thức như động vật. Thực vật sinh trưởng và phát triển dưới sự nuôi dưỡng của thiên nhiên, hút được nguồn năng lượng lành từ "Cha Trời Mẹ Đất" nên khi đưa vào cơ thể không chỉ giúp thân thể kháng kiệt mà tâm tính an lành. Hơn nữa sự tái sinh của loài thảo mộc là liên tục, như cỏ dại mọc khắp, càng hái càng nhổ chúng thì tốc độ phát triển càng nhanh và nhiều. Chưa kể nhiều loại ngũ cốc chứa hàm lượng đạm hơn cả thịt. Đó là lí do mà các chuyên gia dinh dưỡng nhận định: "Cốc loại là thức ăn thượng đẳng của con người".
:quality(80)/https://blob.deetask.com/images/7A4A1F17-D170-4C95-9B92-71EE1D993114.webp)
Hàm lượng dinh dưỡng giữa thực vật và động vật:
Tất cả chất dinh dưỡng do động vật mang lại đều có hết trong tất cả các thực phẩm từ thực vật.
* Với carb: Thực vật là nguồn cung cấp chính carb trong khẩu phần dinh dưỡng của con người, carb là chất quan trọng trong việc tạo ra nguồn năng lượng duy trì hoạt động hàng ngày của ta. Chúng ta có thể sử dụng carb lành mạnh trong những thực phẩm nguyên cám như gạo lứt, yến mạch, hạt kê, bắp, khoai, sắn...
* Đạm: Nhiều người cho rằng ăn chay sẽ thiếu đạm nhưng đó là quan niệm sai lầm. Đậu là thực phẩm giàu đạm bậc nhất. 100g đậu nành có hàm lượng đạm từ 30 đến 40g trong khi 100g thịt bò chỉ là 26g, nhưng chúng ta có thể ăn kết hợp rất nhiều loại đậu như đậu nành, xanh, đen, đỏ, gà... Đối với các loại đậu có thể chế biến rất nhiều món có giá trị dinh dưỡng bao gồm cả nấu sữa.
* Chất béo: Đậu cũng là thực phẩm giàu chất béo. Đặc biệt thực vật chứa chất béo chưa bão hòa giúp giảm cholesterol trong máu hạn chế các bệnh về tim mạch . Ăn thực phẩm thảo mộc vừa giúp bổ sung chất béo tốt vừa giúp bảo vệ sức khoẻ, ngoài ra còn tốt cho những bạn giảm cân hay theo lối sống healthy.
* Vitamin và khoáng chất: Không ai có thể bàn cãi hàm lượng vitamin và khoáng chất do rau củ quả mang lại. Nó tốt cho vấn đề tiêu hóa và trao đổi chất trong cơ thể.
* Ngoài ra, thực phẩm từ rau củ quả chứa hàm lượng calories thấp hơn nhiều so với thịt động vật, giúp giảm cân hiệu quả, bên cạnh đó vẫn cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động. Các bạn mới chuyển sang ăn thực vật sẽ cảm thấy mau đói bởi vì sự thay đổi đột ngột của môi trường, cơ thể cần thời gian thích nghi, thêm vào đó thực vật sẽ tiêu hóa nhanh hơn nên sẽ cảm giác đói hơn thịt. Tuy nhiên, chúng ta có thể bổ sung thêm các bữa phụ bằng các loại hạt hoặc trái cây vừa giúp no bụng mà không bị béo.
Tất cả những lập luận trên đã đánh đổ lý thuyết "Vật dưỡng nhân" từ trước đến nay. Khi khoa học phát triển, tâm linh lại càng thăng tiến hơn, con người sẽ dễ dàng nhận ra những điều đúng đắn. Ăn chay không hề thiếu chất mà ăn không đúng cách mới thiếu chất. Bản thân là một người ăn thuần thực vật được hơn 4 năm mới dám viết ra những dòng này. Mình viết không phải để bảo vệ những người ăn chay mà là để bạn đọc có cái nhìn mới hơn, đầy đủ và đúng đắn hơn về khoa học dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh góp phần nâng cao sức khỏe, duy trì vóc dáng và kéo dài tuổi thọ cho loài người!